Skip to main content

6 lợi ích của giáo dục sớm mà ba mẹ không nên bỏ lỡ

Giáo dục sớm cho trẻ trong những năm đầu đời mang lại vô vàn những lợi ích. Mỗi trải nghiệm mới, mỗi từ bé học được, mọi hành vi trẻ được tiếp nhận đều là nền tảng cho một tương lai phát triển tươi sáng. Khi tìm kiếm trên internet ba mẹ dễ dàng đọc những bài viết về lợi ích của giáo dục sớm. Giáo dục sớm đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ như giúp con hợp tác với ba mẹ, tập tính kiên nhẫn, phát triển trí tuệ và cảm xúc, gắn kết tình cảm gia đình. Ba mẹ hãy cùng GoKids tìm hiểu 7 lợi ích của giáo dục sớm trong bài viết này nhé..

Hiểu đúng về giáo dục sớm cho trẻ là gì?

Hiểu đúng về giáo dục sớm cho trẻ là gì?
(Hiểu đúng về giáo dục sớm cho trẻ là gì – Nguồn ảnh: Internet

Giáo dục Sớm (Early Childhood Education) là quá trình giáo dục và chăm sóc dành cho trẻ em trong nhóm tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng và đặc biệt nhạy cảm trong sự phát triển của trẻ, khi các khả năng tư duy, ngôn ngữ, xã hội, vận động, cảm xúc và sự phát triển toàn diện khác bắt đầu hình thành.

Mục tiêu của giáo dục sớm là tạo ra môi trường học tập kích thích, an toàn và hỗ trợ, giúp trẻ em khám phá và phát triển tiềm năng của mình. Trong giai đoạn này, trẻ em học thông qua vận động, tương tác với môi trường xung quanh, và xây dựng các kỹ năng cơ bản trong việc giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy và khám phá thế giới xung quanh.

Giáo dục sớm không chỉ tập trung vào khả năng học hỏi mà còn cung cấp sự hỗ trợ toàn diện về mặt cảm xúc, sức khỏe, dinh dưỡng và phát triển xã hội cho trẻ. Giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công trong việc học tập và phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục sớm có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, bao gồm môi trường giáo dục tại các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ, chương trình giáo dục cộng đồng, các hoạt động giáo dục gia đình và các chương trình giáo dục mẹ-bé.

Các chuyên gia giáo dục và nhà nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của giáo dục sớm trong việc hình thành tư duy và sự phát triển hoàn thiện của cá nhân từ giai đoạn sơ sinh. Chính vì vậy, đầu tư vào giáo dục sớm được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để hỗ trợ và đầu tư vào tương lai của xã hội thông qua việc phát triển nguồn nhân lực có năng lực và đạo đức. Dưới đây là 6 lợi ích của giáo dục sớm mà mọi người nên biết.

6 lợi ích của giáo dục sớm mà ba mẹ không nên bỏ lỡ

Giáo dục sớm giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt

Giáo dục sớm giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt
(Giáo dục sớm giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Giao tiếp với mọi người xung quanh ngoài các thành viên gia đình trong một môi trường an toàn là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Điều này giúp trẻ có được sự tự tin. Trong môi trường học tập và chơi đùa, trẻ học cách chia sẻ, hợp tác, giải quyết xung đột và tạo mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa. Giúp trẻ học cách diễn đạt ý kiến, lắng nghe người khác và tham gia vào các cuộc trò chuyện, biết cách ứng xử một cách thích hợp trong các tình huống khác nhau.

Giáo dục sớm giúp trẻ ham học bền bỉ cả đời

Lợi ích của giáo dục sớm chính là khuyến khích sự tò mò bẩm sinh của trẻ bằng cách đưa ra các hoạt động, câu hỏi và thách thức mới. Khi trẻ cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, trẻ tự nhiên muốn học hỏi để tìm hiểu thêm. 

Môi trường học tập ảnh hưởng đến cách trẻ em nhìn nhận việc học. Bằng cách tạo ra môi trường học tập thú vị, hấp dẫn và tích cực, trẻ cảm thấy hứng thú và tò mò hơn về việc học hỏi. Việc xây dựng một tinh thần học hỏi tích cực từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tư duy và thái độ học tập của trẻ trong tương lai.

Giáo dục sớm giúp trẻ tôn trọng mọi người

Giáo dục sớm giúp trẻ tôn trọng mọi người
(Giáo dục sớm giúp trẻ tôn trọng mọi người – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Để một đứa trẻ biết tôn trọng không chỉ giới hạn giữa người với người hay đồ đạc mà còn có ý nghĩa là là sự tôn trọng đối với môi trường xung quanh trẻ. Không có nơi nào tốt hơn để học hỏi đức tính này như trong một môi trường giáo dục sớm, nơi mà tất cả mọi thứ được chia sẻ cũng như cách cư xử đều được truyền dạy và học hỏi tự nhiên. 

Trẻ em thường học từ những gì trẻ quan sát được, vì vậy việc thấy người lớn tôn trọng và lắng nghe người khác sẽ ảnh hưởng tích cực đến cách trẻ xem xét về việc tương tác với người khác. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, trẻ học cách giúp đỡ người khác và đóng góp tích cực cho xã hội.

Giáo dục sớm giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì

Kiên trì nhẫn nại không phải tự nhiên được sinh ra mà thay vào đó, để có được thì ai cũng cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục. Để rèn luyện tính kiên trì điều quan trọng là giáo viên và ba mẹ cùng nhau hợp tác để phát triển cho trẻ càng sớm càng tốt. Bằng cách tạo ra một môi trường xã hội ổn định, an toàn và công bằng, với kỳ vọng rõ ràng và hệ quả có thể dự đoán, trẻ em có thể phát triển kỹ năng kiểm soát bản thân và cảm xúc của mình.

Trách nhiệm của giáo viên là đem lại một môi trường đầy thách thức mà trẻ em có thể học. Trẻ có thể gặp va chạm, bị bầm tím hoặc thua cuộc nhiều lần, nhưng điều này chính là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược đối phó với những thách thức lớn hơn trong cuộc sống sau này. Một đứa trẻ tự tin sẽ rất dũng cảm, lạc quan và kiên cường. Vượt qua khó khăn, gian khổ giúp bồi dưỡng ý chí kiên cường và tăng khả năng chịu đựng của trẻ.

Giáo dục sớm giúp trẻ có được sự tập trung

Trong những năm đầu đời, trẻ được tận dụng mọi cơ hội của mình để khám phá những trải nghiệm mới, bạn bè mới và môi trường mới. Ở giai đoạn này, tâm trí của trẻ rất trong sáng, rất sống động và giàu trí tưởng tượng. Việc ba mẹ tương tác, chơi đùa cùng con là phương pháp hiệu quả nhất để dạy trẻ tập trung. Khi chơi với ba mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, dễ chịu và thoải mái hơn. 

Hãy sắp xếp bàn học cho con một cách gọn gàng, ngăn nắp, theo sở thích của con để giúp trẻ hạn chế việc bị phân tâm vào các chi tiết nhỏ và cảm thấy thoải mái hơn khi học tập. Không nên quá đặt nặng việc học, hãy phối hợp các hoạt động tĩnh và động để giúp trẻ tập trung hiệu quả.

Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển sự tự tin

Sự tự tin của một người không phải từ bản năng, mà nó cần thời gian rèn luyện và mài giũa từng ngày. Sự tự tin sẽ giúp trẻ sẵn sàng thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của mình và làm chủ được lời nói, cảm xúc để hành động đúng đắn. Các hoạt động xã hội cùng bạn bè chính là môi trường rèn luyện sự tự tin cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm vui chơi bổ ích sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn và không còn rụt rè, nhút nhát. 

Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ ba mẹ cần nhớ

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh nên biết khi tham gia vào quá trình giáo dục sớm cho trẻ:

Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ ba mẹ cần nhớ
(Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ ba mẹ cần nhớ – Nguồn: GoKids Việt Nam)

Giáo dục sớm không phải là để đào tạo một thần đồng

Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ hầu hết cha mẹ đều mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài. Mục đích chính của phương pháp này là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con có. Giúp con có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Để tạo ra một thiên tài là do chính nỗ lực của bản thân

Ba mẹ có thể biết rằng tất cả các thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do sinh ra hay do trời phú cho họ tài năng đó. Mà 99% những người đó đều được cha mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm. Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Giáo dục cho trẻ càng sớm càng tốt

Bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,… là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. 

Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc máy tính thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là phần cứng còn sau giai đoạn đó chỉ như là phần mềm mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.

Đối với trẻ người mẹ là quan trọng nhất

Thời kỳ 0-3 tuổi là thời kỳ không một ai có thể thay thế được vị trí vô cùng quan trọng của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và bé đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. 

Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.

Giáo dục sớm được dành cho tất cả các gia đình

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu thương, kiên nhẫn, trò chuyện và khen ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

Nguồn: readysteadygokids